Giá xe ô tô năm 2019 như thế nào, có giảm hay không là câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Giới chuyên môn cho rằng, xu hướng giảm giá chưa rõ ràng, ngược lại sẽ có những dòng xe tăng giá.
Pick up tăng giá
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi bổ sung, Bộ Tài chính đã đề xuất áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe bán tải (pick up) bằng 60% xe ô tô dưới 9 chỗ, cùng dung tích xi lanh đã được thông qua và có hiệu lực từ 10/4/2019.
Xe pick up nhập khẩu từ khu vực ASEAN về Việt Nam đang phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 15%, 20% và 25%.Với đề nghị của Bộ Tài chính, thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho xe pick up sẽ tăng lên 3 mức mới là 30%, 33% và 54% (tùy dung tích xi lanh).

Theo tính toán của các DN, xe có dung tích xi lanh từ 2.0-3.0L sẽ tăng khoảng 7-8% và xe có dung tích xi lanh trên 3.0L tăng khoảng 15%. Như vậy, một chiếc xe dung tích xi lanh từ 2.0-3.0L có giá bán 600-800 triệu đồng sẽ tăng thêm khoảng 40-64 triệu đồng; xe có dung tích xi lanh 3.2L giá bán 900 triệu sẽ tăng thêm khoảng 135 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng lệ phí trước bạ đối với xe pick up chở hàng dưới 1,5 tấn và 5 chỗ trở xuống. Cụ thể, lệ phí trước bạ đối xe bán tải đăng ký lần đầu tiên sẽ tăng lên bằng 60% lệ phí trước bạ của dòng xe con.
Đề xuất này sẽ được Chính phủ thông qua và áp dụng từ năm 2019, đồng nghĩa với chi phí để sở hữu xe pick up sẽ tăng lên. Ví dụ: một chiếc bán tải có giá 650 triệu đồng, người mua sẽ phải đóng lệ phí từ 39-58 triệu đồng, thay vì chỉ nộp 13 triệu đồng như năm 2018.
Xe con giảm giá?
Trong khi đó, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đứng trước cơ hội giảm giá nếu được ưu đãi miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với phần linh kiện nội địa hóa. Các cơ quan chức năng đã đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với phần linh kiện ô tô sản xuất trong nước. Khi thuế giảm sẽ giúp giá xe giảm.
Theo tính toán, một chiếc xe lắp ráp trong nước có tỷ lệ nội địa hóa 20% có giá bán 600 triệu đồng, mức giảm giá từ 10-12%. Nếu tỷ lệ nội địa hóa đạt 40% thì mức giảm giá lên tới 15-20%.
Trong khi đó, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam đã được hưởng thuế 0%. Theo tính toán, giá xe sẽ giảm từ 20-23% nhưng thời gian qua chỉ giảm 10-15%. Xe sản xuất lắp ráp trong nước giảm giá sẽ tạo cạnh tranh khiến giá xe nhập khẩu cũng phải giảm theo.

Cùng với đó, xe nhập khẩu từ châu Âu cũng có cơ hội giảm giá khi thuế nhập khẩu giảm. Năm 2019, dự kiến Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ được phê duyệt và có hiệu lực. Theo cam kết của Việt Nam trong EVFTA, ô tô con sẽ giảm thuế về 0% trong vòng 10 năm.
Hiện ô tô con từ châu Âu nhập khẩu về Việt Nam phải chịu thuế suất từ 70-78% tùy loại. Khi EVFTA có hiệu lực, việc giảm thuế cũng có hiệu lực ngay. Với 10 năm thuế về mức 0% thì bình quân một năm sẽ phải giảm 7%. Theo dự tính, năm 2019 xe nhập khẩu từ châu Âu về Việt Nam sẽ giảm thuế 7% và giá xe có điều kiện giảm.
Chẳng hạn, một chiếc xe nhập từ châu Âu, động cơ 2.0L, có giá khai báo 30.000 USD đang phải chịu thuế nhập khẩu 78%. Nếu giảm thuế 7%, giá sẽ giảm 2.100 USD. Tuy nhiên, do thuế chồng thuế nên tính ra, số tiền giảm được tới hơn 3.000 USD (khoảng 70 triệu đồng). Xe siêu sang hay siêu xe sẽ được hưởng lợi lớn. Một chiếc siêu sang nhập khẩu có giá khai báo 300.000 USD thì mức giảm là trên 30.000 USD.
Những ẩn số
Tuy nhiên, năm 2019, vẫn còn những yếu tố khiến giá xe khó giảm . Với ô tô trong nước, từ tháng 4/2019, các DN sản xuất sẽ phải thực hiện quy định mới tại Nghị định 116. Theo đó, phải có đường thử xe với chiều dài tối thiểu 800m, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và dây chuyền sơn đạt tiêu chuẩn. Những DN chưa đủ điều kiện phải đầu tư và chi phí được tính vào giá thành, thì khó có điều kiện giảm giá xe.
Với xe nhập khẩu, sẽ bị siết chặt. Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định 116, trong đó bắt buộc phải kiểm định theo lô. Khi xe nhập về nhiều thời gian chờ kiểm định sẽ kéo dài, chi phí tăng và hạn chế xe nhập tràn vào.

Không những thế, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan chức năng, tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam, đối với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu. Đây chính là hàng rào kỹ thuật, sẽ tạo ra rào cản nhất định, không cho xe nhập tràn về.
Về phía các DN ô tô, kinh doanh trải qua năm 2017 và 2018 đã “tỉnh” ra. Năm 2017 thị trường ô tô dư cung, tồn kho của các nhà sản xuất và hệ thống đại lý tăng rất nhiều, bán xe chỉ để cắt lỗ và giải phóng tồn kho. DN sản xuất phải đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, hỗ trợ,… nên lợi nhuận giảm mạnh.
Ngược lại, năm 2018 thiếu cung, hầu hết các mẫu xe bán đều có lãi. Một số mẫu xe ăn khách còn bị chênh giá từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Không những thế, nhờ tồn kho thấp, nên các chi phí tài chính cũng giảm. Dù doanh số bán giảm, nhưng lợi nhuận tăng cao hơn so với 2017.
Vậy nên chọn cách nào? Để cho cung thấp, bán xe lãi lớn, cùng với chi phí tồn kho giảm hay để dư thừa chịu tồn kho cao, rồi chỉ bán cắt lỗ và phải tăng quảng cáo, khuyến mãi, hỗ trợ,… ?
Rõ ràng, nếu các DN cứ duy trì cung thấp hơn cầu sẽ được hưởng lợi lớn. Chỉ khi nào người tiêu dùng bảo nhau ngừng mua xe, nhu cầu giảm mạnh, mới hy vọng giá giảm. Tuy nhiên, theo dự báo của các DN, năm 2019 thị trường ô tô Việt Nam sẽ tăng trưởng trên 15% so với 2018.
Thị trường ô tô được dự báo sẽ cạnh tranh gay gắt trong năm 2019
Giá xe ô tô
Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo hành và bảo dưỡng ô tô đã khiến dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) giảm hẳn vào thị trường Việt Nam kể từ tháng 1/2018, nhưng việc thiếu nguồn cung xe chỉ bắt đầu diễn ra từ quý hai.
Các doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc đã có một năm 2018 “quay chong chóng” với những khách đặt đơn nhưng lại không có hàng để bán.
Trường hợp của CTCP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco – mã CK: HAX), một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu dòng xe Mercedes-Benz, do các dòng xe từ năm 2017 vẫn còn một lượng tồn kho khá lớn, nên trong quý 1/2018 doanh nghiệp vẫn có đủ hàng để bán ra thị trường.
Tuy nhiên, kể từ quý 2/2018, cũng như các hãng xe nhập khẩu khác, nguồn cung xe Mercedes không thể đáp ứng được lượng cầu lớn từ thị trường. Vì vậy, trong quý 2 và quý 3, HAX đã không còn áp dụng các chính sách chiết khấu cho khách hàng để thúc đẩy doanh số như quý 1.
Trong quý 4/2018, nguồn cung xe CBU và xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu (CKD) của Mercedes – Benz Vietnam không thể đáp ứng đủ lượng cầu cao từ thị trường.
Đối với xe nhập khẩu, thời gian kiểm định kéo dài là nguyên nhân làm cho các nhà nhập khẩu chậm giao xe cho khách hàng. Theo những yêu cầu trong Nghị định 116, một xe ngẫu nhiên trên mỗi lô hàng sẽ được chọn để thực hiện các thủ tục kiểm định về chất lượng khí thải và độ an toàn kỹ thuật.
Do đó, thời gian từ lúc xe cập cảng đến lúc giao xe cho khách hàng phải mất ít nhất từ hai đến ba tháng. Đối với xe CKD, trong vài tháng gần đây, do những thay đổi về quy ước số VIN của dòng xe Mercedes GLC – một mẫu xe bán chạy của Mercedes – Benz, dẫn đến việc đăng kiểm cho dòng xe này bị chậm.
Do đó, mặc dù đã có khách hàng đặt xe, doanh số bán hàng thực tế vẫn chưa được ghi nhận do chưa thể giao hàng. Điều đó cho thấy, nguồn cung hiện tại của Mercedes – Benz Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng đủ cầu cho giới nhà giàu Việt Nam.
Theo kế hoạch năm 2019 của HAX, công ty sẽ phân phối xe ở phân khúc thấp hơn là Nissan (thông qua công ty con là CTCP Cơ khí Ô tô Cần Thơ) và Vinfast (thông qua công ty con là CTCP Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Ô tô PTM).
Hiện tại Nissan chỉ chiếm khoảng 1% thị phần của toàn thị trường với hơn 20 đại lý phân phối trên toàn quốc. Còn với Vinfast, “tân binh” này cần thời gian để khẳng định vị thế của mình trên thị trường ô tô đầy cạnh tranh này.
Theo dự báo, nguồn cung của phân khúc xe sang nhiều khả năng sẽ hồi phục mạnh trong năm 2019 khi hầu hết các xe CBU đều có thể nhập về Việt Nam từ cuối năm 2018.
Bên cạnh đó, sức mua trong năm 2019 kỳ vọng vẫn duy trì ở mức cao do sự thiếu hụt về nguồn cung trong năm 2018 trong khi nhu cầu của thị trường vẫn đang ở mức rất cao. Hơn nữa, Hiệp định Thương mại tự do EVFTA hứa hẹn sẽ kích thích sức mua cho dòng xe sang.
Thị trường ô tô trong năm 2019 cũng được dự báo sẽ cạnh tranh gay gắt hơn do sẽ không còn tình trạng thiếu nguồn cung như năm 2018. Do đó, các đại lý phân phối buộc phải giảm giá để duy trì thị phần.
HAX là một trong 3 nhà phân phối chính thức dòng xe Mercedes tại Việt Nam bên cạnh Vietnam Star và An Du. Với thị phần lên đến 38%, doanh số năm 2018 của HAX ước đạt khoảng 2.260 xe, tăng 16,8% so với năm 2017.
Theo VAMA, doanh số của Mercedes –Benz Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt 5.504 xe. Trong khi đó, đối thủ của Mercedes –Benz là Lexus chỉ bán được 390 xe. Doanh số của hai hãng trong cả năm 2017 lần lượt là 6.033 xe và 948 xe.
Dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe bán tải
Trước đề xuất tăng lệ phí trước bạ, thị trường xe bán tải còn đón nhận đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ Bộ Tài chính. Theo đó, tại dự thảo sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe bán tải bằng 60% xe ô tô dưới 9 chỗ, cùng dung tích xi lanh.
Dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe bán tải
Được biết, loại xe này trên thị trường đang chỉ phải chịu thuế nhập khẩu trong khu vực là 5% và thuế tiêu thụ đặc biệt 15-25%. Tuy nhiên, với đề xuất trên, thuế tiêu thụ đặc biệt của dòng xe bán tải sẽ tăng lên 30-45%.
Có vẻ như, phân khúc xe bán tải đang gặp vận rủi khi phải gánh những loại thuế phí mới nếu 2 dự thảo trên được thông qua.
Thống kê cho thấy, xe bán tải đang là một trong những phân khúc tăng trưởng nhanh chóng tại thị trường ô tô Việt Nam. Nhưng việc tăng thuế phí cho dòng xe này sẽ kìm hãm tốc độ phát triển của thị trường xe bán tải. Khả năng khách hàng chuyển hướng sang các dòng SUV cỡ lớn là rất cao, nếu họ không đặt nặng vấn đề chở hàng, kinh doanh.
Đề xuất đánh thuế tài sản đối với ô tô trên 1,5 tỷ đồng
Xe ô tô trên 1,5 tỷ đồng nhiều khả năng sẽ chịu mức thuế tài sản 0,3-0,4%
Bộ Tài chính đang xem xét lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương về dự thảo Luật thuế tài sản và sẽ trình lên Bộ tư pháp, Chính phủ. Theo đó, Luật thuế tài sản có đề cập đến việc đánh thuế ô tô trên 1,5 tỷ đồng.
Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế (Bộ Tài chính), ông Phạm Đình Thi cho biết Luật thuế tài sản sẽ có 2 phương án đối với các loại tài sản là tàu bay, du thuyền và ô tô. Cụ thể, phương án 1 sẽ thu thuế với tài sản từ 1,5 tỷ đồng và không thu thuế các phương tiện dưới 1,5 tỷ đồng hoặc chỉ dùng để kinh doanh, vận chuyển hàng hóa và hành khách. Phương án 2 là không đánh thuế các phương tiện trên.
Về mức thuế, Bộ Tài chính cũng đề nghị 2 phương án như sau phương án 1 áp dụng mức thuế tài sản chung là 0,3%, phương án 2 là 0,4%.
Trong đó, cách tính thuế với từng trường hợp như sau:
Loại xe | Cách tính thuế |
Xe ô tô mới | Giá trị tài sản tại thời điểm tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định |
Xe ô tô đã qua sử dụng | Giá trị tài sản mới nhân với tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản do UBND cấp tỉnh ban hành theo thời gian sử dụng tài sản tại thời điểm tính thuế |
Như vậy, những chủ xe sở hữu ô tô từ 1,5 tỷ đồng nhiều khả năng sẽ phải chịu thêm thuế tài sản từ 0,3-0,4% nếu đề xuất trên được thông qua.
Xe ô tô nhập khẩu từ EU giảm 0%
Ủy ban châu Âu (EC) sắp đệ trình lên hội đồng EU gồm 28 nước thành viên và Nghị viện châu Âu (EP) bản Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Việc EVFTA được EU xét duyệt sẽ làm thay đổi giá xe ô tô nhập khẩu từ châu Âu vào Việt Nam và ngược lại. Cụ thể, Hiệp định Thương mại EVFTA sẽ làm cho thuế nhập khẩu xe ô tô từ châu Âu giảm về 0%. Lộ trình cắt giảm thuế đối với ô tô là trong 7 năm, xe tải hạng nhẹ sẽ là 10 năm tính từ ngày EVFTA có hiệu lực.
Thuế nhập khẩu ô tô từ EU giảm 0%, giá xe giảm mạnh
Chẳng hạn, một chiếc BMW 320i có giá bán khoảng 32.000 Euro tại châu Âu. Khi về Việt Nam, giá xe sẽ cộng thêm khoảng 25.000 Euro do phải chịu thuế nhập khẩu 78%. Song, với Hiệp định EVFTA, thuế nhập khẩu EU sẽ được bỏ, giá xe BMW 320i sẽ giảm nhiều.
VinFast cũng sẽ được hưởng lợi nếu Hiệp định này được thông qua với mục tiêu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, trong đó có châu Âu.
Hiện tại, thuế nhập khẩu ô tô từ châu Âu về Việt Nam đang là 74% đối với xe con dung tích xy lanh trên 3.000 cc, 78% với xe con dung tích xy lanh dưới 3.000 cc và 65% với xe tải dưới 5 tấn (xe bán tải).
Ở chiều ngược lại, xe từ Việt Nam nhập khẩu vào EU đang ở mức 10% với xe con và 10-16% với xe buýt.
Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 quốc gia thành viên chính thức ký kết. Theo đó, dòng sản phẩm của các nước trong khối CPTPP khi vào Việt Nam sẽ chịu thuế suất 0% và ngược lại, bao gồm cả xe ô tô.
Trong đó, xe ô tô từ Nhật Bản, quốc gia có số xe nhập vào Việt Nam chiếm phần lớn thị trường, đang được kỳ vọng sẽ được giảm giá mạnh khi Nhật cũng tham gia CPTPP. Ngoài Nhật Bản và Việt Nam, CPTPP còn có 9 quốc gia khác gồm Autralia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singarpore.
Các xu hướng phát triển của thị trường ôtô năm 2019
TPO – Với nhiều sự kiện xảy ra gần đây, thị trường ôtô toàn cầu có thể sẽ thay đổi rất nhiều và tạo ra các xu hướng phát triển mới trong năm 2019.

Năm 2019, các công nghệ ôtô sẽ mới mẻ, thú vị và tiên tiến hơn nhưng những xáo trộn gây ra bởi Brexit, Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA) và việc thị trường ôtô Trung Quốc không còn đạt mức tăng trưởng cao có thể sẽ gây ra nhiều sự thay đổi.